=={ Space for the ants }==
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Đi tìm cái tôi trong teamwork

Go down

Đi tìm cái tôi trong teamwork Empty Đi tìm cái tôi trong teamwork

Post by leader vuong Thu Nov 06, 2008 6:16 pm

“Một nhóm làm việc phân ra làm ba loại người, ví như con hổ, xe cứu thương và tàu ngầm” trong chương trình Người đương thời cách đây hơn một năm, giáo sư tâm lí học Olle Rockstrom đã định nghĩa về teamwork hiện đại một cách giản dị đáng kinh ngạc đến vậy. Qua một số câu chuyện nhỏ dưới đây, hy vọng rằng bạn sẽ nhận ra bạn thực sự là ai trong một nhóm hoàn chỉnh.

Nhóm của người Nhật và nhóm của người Việt
Câu chuyện đầu tiên bắt nguồn từ sự may mắn ngẫu nhiên của tôi khi tham gia vào một chuyến đi thực tế trồng rừng tại huyện Thanh Chương, Nghệ An. Những họat động xã hội dạng này từ lâu đã trở nên quen thuộc với sinh viên, học sinh Nhật vì đơn giản họ có đủ điều kiện thuận lợi cả về thời gian lẫn tài chính. Công việc trồng cây diễn ra trên một quả đồi trống, các mảng cây cũ ở đây đã bị khai thác hết cho họat động sản xuất của một nhà máy gần đó. Thọat đầu, những sinh viên Nhật đứng “đờ ra”, họ lóng ngóng như những đứa trẻ trong khi nhóm sinh viên Việt đã tay cuốc tay xẻng đào, xới huyên náo. Anh chàng trưởng nhóm 1 Hitoshi sau 5 phút quan sát, chạy lại thì thầm gì đó với cô phụ trách và đứng “đợi lệnh”, sau cái gật đầu của cô, Hitoshi tập trung các thành viên trong nhóm lại, truyền đạt thông tin, phân công từng người vào công việc rồi mới bắt tay vào làm. Tính nguyên tắc là điều không bao giờ thay đổi trong cách làm việc nhóm của người Nhật. Các thành viên có quyền đưa ra chính kiến, phủ quyết ý kiến của thành viên khác bằng lập luận cá nhân, nhưng quyết định cuối cùng luôn thuộc về trưởng nhóm, team leader. Khi bước vào công việc, họ quan sát rất kĩ các quá trình, rồi mới chọn cho mình cách tiến hành. Trước đây, những người đi trước thường hay nói 1 người Việt thì hơn 1 người Nhật, nhưng 3 người Việt chắc chắn sẽ thua 3 người Nhật. Về khả năng, người Nhật và người Việt là như nhau, đôi khi khả năng nắm bắt công việc của họ còn khá chậm chạp và rụt rè, nhưng cái cách họ “hiểu” nguyên tắc và chấp nhận nguyên tắc đã giúp họ thành công. Mặt khác, khi có những sai lầm xảy ra, bạn nghĩ các giải quyết của người Việt và người Nhật khác nhau ra sao. Nhóm người Việt sẽ “mặt nặng mày nhẹ” tranh cãi nhau và tìm cho ra “thủ phạm” trong nhóm đã làm hỏng. Trong khi đó nhóm người Nhật sẽ tập trung lại để cùng tháo gỡ vấn đề. Cách thức đó không phải chuyên nghiệp hay nghiệp dư, mà là phưong pháp tư duy, mỗi thành viên trong nhóm không bao giờ có cảm giác là người thừa hay bị bỏ rơi. Cái cách người Nhật làm điều đó sẽ khiến bạn ấn tượng.

Thành công đến từ bản lĩnh và kinh nghiệm
Tâm lí làm teamwork trong môi trường học tập, với các bạn cùng lớp thật không đơn giản. Số lượng những nhóm làm việc tốt, được đánh giá là thành công thường không nhiều, nguyên nhân chính do sự thiếu kinh nghiệm của các thành viên cũng như bản lĩnh của người làm leader chưa đủ tầm. Tuấn là sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học lớn tại Hà Nội, dù sắp ra trường đến nơi nhưng anh chàng vẫn khá lúng túng trong những bài thuyết trình nhóm. “Tốt nhất là làm việc với những người trên tầm mình để học hỏi, còn không thì phải là những người kém hơn mình thì mới dễ đổi hướng công việc mà không gặp trở ngại, làm với người cùng trình độ, ai cũng cãi ngang và khó thuyết phục”, Tuấn nhận xét. Chính vì lí do này mà Tuấn luôn thích làm việc với các anh chị khóa trên hơn là các thành viên cùng lớp. Khi làm teamwork, người Việt thường thiếu đi sự cân bằng và công bằng trong các quyết định đánh vào tâm lí. Đơn cử như khi chọn người làm cùng, leader bao giờ cũng chấm những người hợp cạ trước tiên rồi mới đến tài năng, hoặc nhiều khi chỉ vì ganh ghét một ai đó mà sẵn sàng phủ nhận thành quả cũng như ý kiến chính đáng của họ. Vân Khanh mang danh nhóm trưởng trong suốt những năm ngồi trên giảng đường, cô khá “đắt hàng” vì ai cũng muốn làm việc trong nhóm của Khanh. Đơn giản họ chỉ cần “ném” bài cho Khanh, cô sẽ lo biên tập từ A-Z, như thế thì ai chả muốn làm cùng. Nhưng đến khi đi làm, Khanh mới “vỡ” ra rằng, “ôm” hết phần việc của người khác là “dại”. Vì đôi khi có những vấn đề thuộc về chuyên môn, mình muốn “ôm” nhưng lại không hiểu đang “ôm” cái gì, tất dẫn đến hỏng việc, “thậm chí người ta thấy mình nhiệt tình thì lại càng hững hờ trước nhiệm vụ được phân”, Khanh bức xúc.

Thế hệ của sự tự tin đặt sai chỗ ?
Trở lại câu chuyện của xe cứu thương, tàu ngầm và con hổ, một ví dụ trực quan hết sức sinh động về vai trò những thành viên trong nhóm. Góc nhìn đó thể hiện óc quan sát tinh tế, hài hước và đặc biệt giản dị của giáo sư Olle Rockstrom, ông dẫn những học viên của mình bước qua từng nấc của quá trình cảm nhận năng lực bản thân và những người trong cùng nhóm, từ đơn giản đến phức tạp, như một câu nói hài hước: “ở đời, phải biết mình là ai”. Cách đây khoảng 5 năm, rất nhiều diễn giả quốc tế đặt chân đến Việt Nam có đưa ra một nhận xét, giới trẻ Việt tỏ ra nhút nhát khi đưa ra quan điểm và biện luận cá nhân. Hội nhập, mở cửa, gương mặt thế hệ trẻ cũng vì thế mà thay đổi. Bây giờ người trẻ “thích nói” và nói rất nhiều. Mỗi khi phản biện ý kiến đánh giá trong những bài thuyết trình nhóm, các bạn trẻ Việt thường không kiểm soát được vấn đề, họ tỏ ra quá tự tin và hiểu biết nhưng lại “loanh quanh” và không đi đúng vào trọng tâm. Đó là khi sự tự tin bị đặt nhầm chỗ, nó không đứng vững trên nền tảng kiến thức thiếu hụt. Trong teamwork của người Việt, cần phải tạo dựng chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa “con hổ” và “tàu ngầm”. “Tàu ngầm” hiểu sâu, biết rộng nhưng thờ ơ và ngại dịch chuyển, trong khi “hổ” lại mạnh mẽ và nhiệt tình với vốn kiến thức có hạn. Một câu chuyện giản dị của giáo sư Olle sẽ minh chứng cho bạn thấy điều đó và cũng để kết thúc bài viết này: “Hai cha con đang đi trên bờ biển. Có hàng vạn con sò bị sóng đánh vào và trôi dạt trên bờ. Người con lặng lẽ nhặt từng con sò và ném trở lại biển. Người cha ngạc nhiên thắc mắc, công việc con làm thật vô ích, còn hàng vạn con khác vẫn bị mắc trên bờ. Người con trả lời, đúng là có hàng vạn con sò, nhưng mỗi con đều có khát vọng sống và điều đó rất đáng quý”.
5 điều bạn sẽ cần trong teamwork
• Lắng nghe ý kiến của thành viên khác với phán đoán khách quan và lôgic.
• Tạo thói quen tập trung, độc lập và đừng động chạm đến ai cho tới khi hoàn thành phần việc của chính bạn.
• Im lặng tuyết đối trước những vấn đề bạn không hiểu rõ.
• Leader không phải người làm nhiều nhất mà là người bản lĩnh nhất.
• Bình tĩnh và kiên trì mới là chiều khóa giải quyết những sai lầm.


theo Hồng Quang Minh

leader vuong

Number of posts : 29
Age : 34
Registration date : 2008-11-03

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum