=={ Space for the ants }==
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Học nhóm để ra trường biết "Team work"

Go down

Học nhóm để ra trường biết "Team work" Empty Học nhóm để ra trường biết "Team work"

Post by leader vuong Wed Nov 05, 2008 10:28 am

Học nhóm trên giảng đường!!!

Đó chính là phương pháp dạy và học mới của giảng viên và sinh viên ở các trường ĐH đặc biệt là các trường công lập. Vì tại các trường ĐH công lập quân số sinh viên theo học rất đông. Nếu không có một phương pháp học như thế này thì ắt hẳn sẽ rất khó tiếp thu và khó thực hành được kiến thức. Vậy nên chuyện học nhóm đã trở thành phổ biến trong nhịp sống giảng đường của giới trẻ.

Lợi ích… từ học nhóm!!!

Cách học này đã có trên thế giới từ rất lâu nhưng nó mới chỉ phổ biến ở Việt Nam trong một vài năm gần đây. Từ khi các công ty của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì khái niệm “Team work” đã đi vào đời sống của những nhân viên trẻ. Nhà tuyển dụng quốc tế luôn đòi hỏi ở những ứng cử viên của mình phải có khả năng làm việc tập thể để hoàn thiện mình hơn. Hơn thế khi làm việc theo tập thể thì công việc sẽ hiệu quả hơn và thu lại được nhiều lợi nhuận cho chính công ty đó. Tuy nhiên một thực tế khá đau lòng là sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường đã không được trang bị nhiều kĩ năng về làm việc theo nhóm. Do đó khi ra trường, các cử nhân ngỡ ngàng và bị hẫng khi tiếp xúc với môi trường làm việc mới lạ.

Trước những bức xúc và những yêu cầu của sinh viên được phản ánh, BGH các trường ĐH, đặc biệt là hệ công lập đã có rất nhiều cải cách trong phương pháp dạy và truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Hơn thế Bộ GD&ĐT đã có những chính sách về đào tạo như: thay đổi hình thức học sang học theo tín chỉ, hỗ trợ các trang thiết bị học đường cho sinh viên… Vì vậy sinh viên hiện nay đã được hưởng một thành quả lớn đó là kĩ năng làm việc nhóm đã được bổ sung. Cụ thể mỗi lớp sẽ được phân chia thành những nhóm nhỏ và học với mỗi giảng viên nhất định. Như vậy bạn trẻ sẽ phát huy được khả năng của bản thân và họ không bị thụ động khi tiếp nhận những kiến thức từ thầy cô. Hơn thế họ còn biết cách khai thác triệt để những hiểu biết của giảng viên. Trong phương pháp học này người đứng lớp phải làm việc hết sức mà phải biết dung hoà đào sâu những kiến thức mà họ cần phải đáp ứng nhu cầu của những người theo học. Cô Nguyễn Thu Giang trong một giờ giảng bài cho học sinh đã hóm hỉnh nhận xét: “Dạy nhóm như thế này tôi không chuẩn bị cẩn thận thì bị sinh viên ném cà chua mất”. Vì vậy có được những giờ giảng hay và thuyết phục được người trẻ, giảng viên sẽ phải hoàn thiện mình và phải thực sự am hiểu kiến thức chuyên môn. Điều đó chính là lợi ích ban đầu của mỗi người học.

Tóm lại khi áp dụng hình thức học theo nhóm như thế này sinh viên là người trước nhất được lợi. Cụ thể họ tiếp thụ được thứ nhất hàm lượng kiến thức cao hơn, thứ hai họ có được những kĩ năng làm việc tập thể và thứ ba là tình cảm thầy và trò sẽ luôn được gắn kết.

Đôi khi!!!

Đôi khi hình thức học nhóm này cũng xảy ra nhiều chuyện bi hài phải cười chảy ra nước mắt. Đó là những kiểu “dùng nhầm thuốc” và áp dụng theo kiểu rập khuôn giáo điều và hơn nữa đó là kiểu chỉ đạo quan liêu của chính những người đứng lớp. Đây không còn là những chuyện lạ lẫm trong cuộc sống giảng đường của mỗi bạn trẻ. Nói cụ thể nếu không có những điều chỉnh hợp lí và sự quan tâm sát sao của thầy cô thì ngay lập tức xuất hiện những hình thức biến thái của loại hình học nhóm. Trong nhiều lớp học đã phổ biến có hiện tượng này, cốt cán của lớp phân nhóm theo tổ nên khi việc học trở nên vô nghĩa với khá nhiều sinh viên. Cụ thể khi nhóm trưởng phân công việc cho mỗi thành viên thì y như rằng họ lại dồn việc cho chính nhóm trưởng. Cơ sự ấy xuất phát từ việc nhóm trưởng là chỗ thân quen nên mọi chuyện có thể “xí xoá” được.

Đã quá khuya mà Kim Dung vẫn phải chong đèn đánh máy làm việc trong khi cả phòng đã ngủ hết. Khi hỏi về nguyên nhân ngủ muộn, Dung ngậm ngùi: “Tôi nào có muốn vác việc vào thân nhưng khi đã thành nhóm, lại là chỗ bạn bè nên họ không làm mình lại đi tố họ. Vì thế mọi bài tập của nhóm cứ đè lên vai của tôi đây này”. Không phải chỉ có Dung là một nhóm trưởng “ôsin” mà còn có nhiều nhóm trưởng rơi vào tình trạng như thế. Lê Quỳnh, một nhân vật học hành khá khẩm ở trong lớp và được nhận vai trò nhóm trưởng cũng có những bức xúc: “Bực mình không thể chịu được, buổi học nhóm thì cứ lèo tèo vài người đến. Bài tập sắp đến hạn chót rồi. Tôi nói họ thì họ lại quay ra nhờ vả. Quả thật tôi quen thói cả nể rồi”. Chính những nhóm trưởng cả nể như thế nên mới có nhiều chuyện không tốt về việc học nhóm.

Khi học nhóm, nếu sinh viên không phát huy được bản thân thì điều đó phản tác dụng. Thực chất của việc học này là sinh viên được độc lập suy nghĩ dựa trên định hướng của thầy, cô và sự tổng hợp của nhóm trưởng. Việc học này chính là cơ hội để người trẻ có những kĩ năng làm việc tập thể về sau, quốc tế hay gọi là “team work”. Có rất nhiều sinh viên ra trường ngu ngơ với kế hoạch làm việc của công ty vì trong nhà trường họ đã tự đánh mất cơ hội học hỏi cho bản thân.

Hiện nay mỗi trường đều đưa ra những hình thức đổi mới học tập riêng nhưng hình thức học nhóm vẫn được sử dụng triệt để vì đó là kĩ năng kiếm việc cho bản thân mỗi sinh viên. Và tự bản thân họ cần biết được rằng học nhóm có lợi như thế nào? Và đừng để chính bản thân mỗi người phải hối tiếc bạn trẻ nhé… afro

theo Nguyễn Thu Hà - Báo Giáo Dục Và Thời Đại

leader vuong

Number of posts : 29
Age : 34
Registration date : 2008-11-03

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum